HỒI - KƯ

XUÂN - LÔI                           

    Nhạc sĩ Xuân Lôi sinh ngày 21 tháng 10,1917 tại Hà Nội. Cụ thân sinh là Phạm Xuân Trang, gồm có 6 anh em trai: Phạm xuân Thư, Phạm xuân Oai, Phạm Xuân Lôi, Phạm xuân Tiên, Phạm xuân Khuê, Phạm xuân Tuấn. Gia đ́nh lúc đó cư ngụ tại Bạch Mai, ngoại ô Hà Nội, đối diện bên đường là gia đ́nh của Hoài Trung (Phạm đ́nh Viêm). Chúng tôi Xuăn Lôi, Xuân Tiên, Xuân Tuấn và Hoài Trung đều chơi thân với nhau và cùng học một trường từ nhỏ cho đến lớn.

    Hồi đó có ban nhạc của Trun g quốc sang tŕnh diễn tại Hà Nội, rất hay và được hoan nghênh nhiệt liệt; lúc đó bố tôi mời ban nhạc Trung quốc về nhà ở để học các nhạc khí của Tàu và các bài bản của họ. Lúc đó tôi mới có 6 tuổi mà đă biềt nhiều loại nhạc cụ Tàu và thuộc các bài bản.

    Sau đó bố tôi lập một ban nhạc Tàu với các nhạc sĩ giỏi đẻ đi biểu diễn khắp nơi, tôi cũng được cùng đi để tham gia biểu diễn. Lần đầu tiên tại nhà Khai Trí Tiến Đức, trung tâm văn hóa ở Hà Nội. Buổi tŕnh diễn rất thành công và khán giả rất ngạc nhiên khi biết tôi mới 6 tuổi đă xử dụng đuợc các nhạc cụ và bài bản Tàu.

    Anh cả tôi, Xuân Thư, đuợc học nhạc Tây phương, xử dụng hắ tiêu (clarinette) và học nhạc lư tại nhạc viện Conservatoire Hà Nội, cùng học có Nguyễn văn Diệp (violon), Nguyễn xuân Khoát (violoncelle và contrebasse), Paul Lành ( violon), Joachim Gontran Cung (violon). Học được 4 năm Conservatoire Hà Nội đóng cửa.

    Khi tôi 10 tuổi, tôi học thêm nhạc Tây phương, anh cả dạy tôi kèn clarinette và nhạc lư, sau tôi học thêm đàn mandoline và kèn baryton.

Đà Lạt  04-06-1929

    1936, bố tôi có viec đi sang Cao Miên, tôi được đi theo và ở đó một thời gian...Khi đó có ban nhạc Miên hát dạo, bố tôi gọi vào nhà để nghe và nghiên cứu. Tôi đă nghe và ghi được hơn 20 bài của họ. Nhạc Cao Miên đơn sơ và dễ kư âm, sau đó hầu như tôi xử dụng được các nhạc khí của họ. Tôi c̣n nhớ vài bài, sau đây ghi lại bài " A Lê" .

   

    Bộ đàn Cao Mên thời đócó chừng 10 loại đàn. đàn thuyền, thùng đàn như cái thuyền, có dây xỏ qua mấ thanh gỗ là nốt nhạc, rồi móc vào hai bên đầu như cái vơng. Đàn sắt có thùng dài, trên để mấy thanh sắt làm nốt nhạc, lấy cây gơ lên, âm thanh nghe thanh thoát. Đàn côồng có 16 nốt, gồm 16 miếng đồng h́nh dạng cái gồng ở giữa u tṛn, đường kính từ 15 cm đến 30 cm, dàn có khung bằng mây cuốn tṛn xung quanh, người xử dụng đứng giữa gỏ bên trái, bên phải. C̣n các loại khác th́ cũng na ná như nhạc cụ VN.

Gia đ́nh Pham xuân Trang - Đế thiên đế thích  1938

    1939, tôi đi Hải Pḥng chơi nhạc cho dancing của Hoàng cao Tăng, được hơn 5 tháng v́ buồn nên tôi trở về Hà Nội.

    1940, bố tôi mua trại ở Bao Vinh, cách Huế 4 cây số, anh em tôi đều về theo. Ở đây tôi được dịp học hỏi nghiên cức các loại nhạc cổ truyền và nhạc lễ Huế, t́m học các nhạc sĩ giỏi như Nguyễn hữu Ba. Nhạc Huế nhiều bài rất hay và khó.

    Thành nội Huế 1940

    Huế 1940

    1941, anh em tôi trở về Hà Nội

Ảnh trên: Gia đ́nh cụ Phạm xuân Trang

Ảnh dưới: Xuân Khuê, Xuân Oai, Xuân Thư, Xuân Lôi, Xuân Tuấn, Xuân Tiên

    1940, tôi và Xuân Tiên chơi nhạc cho ban cải lương Tố Như và vào Sài g̣n nhân dịp hội chợ. Ông bầu Tố Như, Lê Thiết, thuê một thuyền to để cho nghe sĩ vứa ở vừa đi khắp lục tỉnh miền Nam tŕnh diễn. Có những lúc muà trăng, đi thuyền ban đêm, tất cả nghệ sĩ lên mui thuyền ngắm trăng và đàn hát. Ban nhạc gồm có: Paul Trí (piano), Xuân Lôi ( banjo alto), Xuân Tiên (clarinette), Văn Thịnh (trống). Ban nhạc chơi trước giờ mở màn và chuyển màn khác, có lúc đệm cho ca sĩ hát tân nhạc hoặc những bài Tây Thi, Xàng Xê theo điệu hồ quảng v.v... Tôi lại có dịp biết thêm về các điệu cải lương.

    Một hôm, đoàn tŕnh diễn ở Bạc Liêu, anh em chúng tôi đi chơi phố về, khán giả chen chúc dông nghẹt. Xuân Tiên đi trước để chen vào cửa, đụng phải tên anh chị, căi lộn sơ sơ, tên đó đánh vào vai, Xuân Tiên ngoảnh lại đánh trả, tôi vội đứng cạnh, hai anh em đâu lưng đánh lại, cuộc ẩu đả chừng vài phút th́ cảnh sát đến can thiệp và bắt tay anh chị, c̣n chúng tôi chỉ là tự vệ mà thôi, sau đó trở vào làm việc b́nh thường. Sáng hôm sau cảnh sát đến gọi chúng tôi và nói đă bắt tên du đăng, chúng tôi đề nghị xin tha hắn. Ở Bạc Liêu thời đó nổi tiếng nhiều tay du đăng, có những tên chỉ muốn vào xem không chịu mua vé, xoát vé không cho vào, mấy hôm sau khi diễn đến màn hai th́ họ tắt hết đèn, ông bầu phải điều đ́nh và chi tiền th́ mới được yên ổn tŕnh di

                                                   

Xuân Oai, Xuân Lôi, Xuân Thư                                                                      Xuân Khuê, Xuân Lôi, Xuân Oai

    Một hôm ban Tố Như đến Dakao tŕnh diễn, anh em tôi đi chơi về qua hiệu bánh ḿ, có mấy thanh niên to khỏe đang nói về thể dục thể thao. Chúng tôi vào và làm quen nói chuyện thể thao và vật tay, họ nói có biết một người tên Lắm vật tay khỏe nhất ở Dakao; rồi hắn thử vật tay với Xuân Tiên, hẹn bẻ tay 3 lần xem thắng bại. Khi bẻ tay đến lần 3, Xuân Tiên đều thắng nhưng củng hơi gay go. Họ lấy làm lạ tại sao Xuân Tiên nhỏ bé mà bẻ tay lại khỏe đến thế ! Hắn hỏi ở đâu đến ? Chúng tôi nói là ở ban hát Tố Như. Khi chào ra về, hắn cao to, lúc bắt tay phải cúi xuống và hẹn có buổi gặp lại ....

Xuân Tiên, Xuân Oai, X Thư, X Khuê, X Lôi

    Nói về chuyện thể thao, v́ anh em chúng tôi nhỏ bé cho nên chịu khó tập chuyên về hai tay và tập về gân như: tập leo dây, xà ngang, xà dọc, đu ṿng và c̣n chế ra lối tập riêng v.v...Có chuyện vui về vật tay; khi ban Tố Như diễn ở Cần Thơ, buổi chiều đẹp trời, anh em tôi dạo chơi tới tiệm hớt tóc, thấy có treo mấy h́nh lực sĩ Việt Nam, vào hỏi thử th́ chính anh ta tên Thành là lực sĩ, chuyên tập về đu ṿng nhất ở Cần Thơ, vội về nhà anh ta xem trổ tài, anh ta lên xuống vài kiểu rất b́nh thường, anh ta nói c̣n vài kiểu đu ở trẻn cao, v́ xà nhà thấp không làm được, phải ra băi tập. Anh ta vội lấp cặp đu ṿng đi xe đạp ra ngoài băi tập, leo lên thang treo cặp đu ṿng, biểu diễn đưa hai chân thẳng lên trời và mấy kiểc khác cũng b́nh thường. Rồi Xuân Tiên lên làm cho anh ta xem mấy kiểu khó, sau đó đến lượt tôi lên làm vài kiểu khó khác, anh ta rất thích và nói từ trước đến nay chưa thấy ai làm đu ṿng hay như anh em tôi. Chúng tôi hỏi ở Cần Thơ có ai biết vật tay không? Anh ta nói có anh tên Ổn bẻ tay khỏe nhất và anh ta sắp sửa cá độ ăn tiền với một người Pháp. Chúng tôi nói anh Thành dẫn đến anh Ổn. Khi đến nhà anh Ổn là nhà của ông tỉng trưởng giàu có nhất Cần Thơ. Khi gặp anh ta, tiếp chuyện vui vẻ và hẹn chiều họm sau se đến rạp lúc 4 giờ...Hôm sau chờ đến 4giờ rưỡi th́ anh ta đến, mọi người trong ban Tố Như đứng chung quanh xem. Khi sắp sửa bẻ tay th́  nói anh ta chờ một chút để ông bầu Lê Thiết đến xem, anh Ổn có vẻ số ruột và hơi bực ḿnh, anh nói vật tay việc ǵ phải chờ ai nữa. Cuộc bẻ tay sắp bắt đầu th́ ông bầu gánh đến, hẹn nhau bẻ tay 3 lần...bắt đầu lần thứ nhất Xuân Tiên thắng, mọi người reo ḥ hoan hô, đến lần thứ hai và ba, Xuân Tiên vẫn thắng, biết là dư sức cho nên chấp tay để ngả nằm xuống cho anh ta đè lên, rồi Xuân Tiên vật đè lại vẫn thắng hoàn toàn. Lúc bấy giờ anh Ổ mới chịu thua và phục Xuân Tiên. Anh ta mời chúng tôi về nhà và một số người trong gánh Tố Như, rồi sai người đi hái trái cây mời ăn uống vui vẻ. Ở Cần Thơ, anh ta rất hách, ai cũng phải kính nể vỉ là con của tỉnh trưởng và lại to khoẻ. Cách ít lâu sau, chúng tôi gặp anh ta ở Sài g̣n, thấy gầy tọp hẳn đi, hỏi tại sao thi anh ta nói từ ngày bẻ tay thua cho nên chán nản, bỏ không tập nữa mà c̣n ăn chơi nghiện ngập....

Xuân Khuê, Xuân Oai, Xuân Thư, Xuân Lôi

    Trong thời gian ở gánh Tố Như, chúng tôi có dạy cho mấy anh kép hát chừng 17 đến 25 tuổi, họ thưởng hút thuốC phiện, tôi khuyên họ nên bỏ rồi các anh kép hát theo tập thể thao, chỉ trong thời gian đă thấy to và khỏe, rồi các anh kép đó gặp các anh kép ở gánh khác, cũng thử sức bẻ tay và các anh ở ban Tố Như đều được cả...

    Một hôm ban Tố Như tŕnh diễn ở Palicao Chợ Lớn, buổi sáng đẹp trời anh em chúng tôi đi dạo phố th́ thấy treo bức ảnh lực sĩ to khỏe, trên bàn bày  bán các thứ thuốc, người bán thuốc nh́n cũng khá to con, hỏi ra th́ anh ta là học tṛ của tiểu lực sỉ Lư Ngọc Long từ bên Trung Quốc sang, măi vơ biểu diễn môn sức khoẻ và bán thuốc. Anh ta nói, chiều khoảng 5 giờ ra bờ sôngcó băi rộng để xem Lư Ngọc Long biểu diễn vơ và sức khoẻ; đến chiều chúng tôi ra xem, th́ thấy Lư Ngọc Long biểu diễn vơ với sức khoẻ và bán thuốc. Chúng tôi hỏi làm quen với thày tṛ Lư Ngọc Long và mời cả hai đến tối đến xem hát...

    Nói về chuyện thể thao và sức khoẻ với Lư Ngọc Long thi hắn rất thích thú và hợp ư với chúng tôi. Anh ta rất mến chúng tôi và có tặng h́nh kỷ niệm

    Tiểu lực sĩ Lư Ngọc Long 28 tuổi, Chợ Lớn 1938

    Thầy của Lư Ngọc Long là Long Ngọc Thiên, sư thúc là Trần Phi Sơn đă qua Việt Nam năm 1938, măi vơ và biểu diễn sức khỏe, lấy danh hiệu là Đại lực sĩ Trần phi Sơn, bởi vậy Lư ngọc Long là hàng con cháu cho nên phải lấy danh hiệu là Tiểu lực sĩ Lư ngọc Long.

    Một buổi sáng đẹp trời, anh em chúng tôi đi dạo phố buôn bán sầm uất, rồi đi đến bờ sông th́ gặp anh học tṛ của Lư ngoc Long ở dưới thuyền đi lên, chúng tôi bèn gọi hắn, gạ vật tay thử xem sức khỏe, hắn bằng ḷng, cùng ra tới chỗ xi măng, lấy mouchoir lót, bắt đầu sắp sửa bẻ tay, Lư ngọc Long ở dưới thuyền đi lên và đúng xem hai người bẻ tay. Khi bắt đầu vật tay th́ Xuân Tiên được dễ dàng.. Lư ngọc Long khen rồi nói để hắn, Xuân Tiên thấy hắn to con mà biểu diễn vơ rất khỏe, không dám thử, nhưng hắn nói về thể thao và tinh thần thượng vơ được thua là sự thường, huống chi hắn to con mà Xuân Tiên th́ nhỏ bé có thua th́ cũng không sao, cũng là b́nh thường. Nghỉ vậy Xuân Tiên cũng liều để vật tay thử, khi bắt đầu vật tay lần thứ nhất, X Tiên cố gắng hết sức th́ được; Lư ngọc Long lấy làm lạ, không ngờ Xuân Tiên lại khoẻ đến thế! v́ lần đầu hắn coi thường nhỏ con.

    Rồi làm lại lần hai, Lư ngọc Long chuẩn bị lấy gân cốt, Xuân Tiên củng cố gắng hết sức ḿnh. Vật tay lần thứ hai th́ không ai được ai, hai tay cứ đứng yên thật gay go, lâu chừng một phút th́ Lư ngọc Long giơ tay trái lên và nói thôi ḥa...Hắn nói từ bên Tàu sang mấy năm nay chưa từng có ai vật tay với hắn mà ḥa, chỉ có Xuân Tiên là người độc nhất đă thủ ḥa vói hắn. Hắn kể đă đi nhiều tỉnh miền Nam và gặp những tay từng khiêng những bao gạo 100 kg từ khoang thuyền ở dưới lên, hắn đă thử sức và đều thắng hết cả....

    1943, ban cải lương Tố Như lại ra Hà Nội và đi Phát Diệm tŕnh diễn, sáng nào chúng tôi cũng tập thể thao trên sân khấu, bất chợt có hai anh bạn từ Hà Nội đến thăm, một anh Việt Nam và một anh Tây lai, thấy chúng tôi đang tập thể dục th́ anh Tây lai có vẻ coi thường v́ chúng tôi nhỏ con. Lại nói về chuyện thể thao và vật tay th́ họ nói là có biết bẻ tay, sau đó hẹn chiều mai khoảng 5 giờ ngoài sân rạp.

    Chiều hôm sau, kê bàn sẵn để có cuộc thi vật tay, đúng 5 giờ vẫn chưa thấy họ đến. Tất cả mọi người trong gánh Tố Như có mặt chờ xem cuộc vật tay với anh Tây Lai. Chờ măi đến hơn 5 giờ rưỡi họ mới đến...Hẹn vật tay 3 lần và cuộc vật tay bắt đầu. Những người đứng xem đều hồi hộp im lặng để chờ xem cuộc vật tay hào hứng này. Mới vật tay lần thứ nhất Xuân Tiên đă được ngay, thế là những người xung quanh đều vỗ tay hoan hô, đến lần thứ hai, thứ ba, XTiên đều thắng, anh Tây lai tức giận nói, liệu có khoẻ bằng ...súng không? . Biết là dư sức cho nên XTiên chấp, để tay nằm ngả xuống cho hắn đè tay lên và XTiên dễ dàng bẻ ngược lại đè lên tay hắn. Sau đó hắn mới chịu phục và biết XTiên quá khỏe, hắn dịu giọng và mời chúng tôi đi uống nước, nhưng chúng tôi từ chối không đi, để cho anh em trong gánh đi với hắn.

    Ban Tố Như lại về Hà Nội...Chúng tôi làm cho họ được thêm vài tháng rồi thôi luôn.

    Anh em chúng tôi làm cho dancing Holywood của bà Sắm là bà Tàu ở bờ sông Hà Nội. Dancing này mở ra để chuyên cho lính Tây đến nhảy và giải trí

Dancing Hollywood 1943

Ban nhạc gồm: A Tḥong (Trống), Xuân Tiên (Accordeon), Xuân Lôi (Clarinette), Xuân Tuấn (Saxo Alto) và Trọng Hưởng (Paino).

    Có một hôm đang chơi nhạc, thấy một bọn lính Tây trắng và đen đến nhảy, trong bọn có anh lính đen cao to, nhảy đến gần ban nhạc để xin cho nghe bài nhạc yêu cầu...Ban nhạc thấy hắn to con và nói, trông anh to con chắc khỏe lắm th́ phải..Anh có biết vật tay không? Hắn nói biết, vậy trước khi cho anh nghe bài nhạc hăy vật tay thử với chúng tôi. Hỏi hắn trong ban nhạc chọn ai ? Hắn bảo chọn anh đánh trống là cao to nhất trong ban nhạc tức A Tḥong. Chúng tôi mới nói là hăy khoan chọn anh này, trong ban nhạc có anh chơi đàn Accordeon là nhỏ nhất để vật tay thử với hắn đă, hắn bằng ḷng ngay và cùng kéo sang bên kia đường có garage của chủ dancing. Trong đó có mấi cái máy may, vội vàng gập lại để làm bàn vật tay. Bên trong dancing anh em nhạc sĩ vẫn chơi đều. Khi sắp sửa vật tay, hắn cởi áo ngoài ra thi thấy hắn to con như con ḅ mộng, bắp thịt chỗ nào cũng căng to nhu tượng đồng đen. Hẹn vật tay 3 lần. Bắt đầu lần thứ nhất Xuân Tiên được ngay, hắn ngạc nhiên vô cùng và cho là sự lạ. Rồi vật lần 2 và 3, Xuân Tiên đều thắng cả, vỉ biết sức của hắn c̣n kém cho nên Xuân Tiên chấp, để tay nằm ngả cho tay hắn đè lên rồi vật lại. Bấy giờ hắn mới thán phục sao người Việt Nam bé nhỏ mà lại khỏe đến thế ! Hắn nói bon linh Tây họ yếu lắm, hắn nói ở trong trại lính, hắn chơi thể thao, môn ǵ cũng hơn bọn lính Tây, chúng tôi nói với hắn, v́ chúng tôi nhỏ con cho nên chỉ chuyên tập về tay và về gân. Xong cuộc vật tay lại kéo vào trong dancing chơi nhạc tiếp và chơi bài nhạc mà hắn đă yêu cầu.

    Anh em chúng tôi làm cho dancing này được một thời gian rồi thôi và chuyển sang làm cho dancing Victory mới mở.

Dancing Victory 30-11-1943

Hàng trên: Nguyễn Thịnh (ContreBass), Hoàng Đại (Trống), Văn Đại (Piano)

Hàng dưới: Ngọc Bích (Guitar), Xuân Lôi (Saxo Ténor), Xuân Tiên (Saxo Alto), Paul Lành (Violon)

    Làm cho dancing Victory được một thời gian, rồi thời cuộc thay đổi, Nhật đảo chánh chiếm Viet Nam. Anh em chúng tôi phải nghỉ Victory để làm cho Dancing Lucky Star tại ngă tư Sở, ở ngoại ô Hà Nội và phải chơi nhạc Nhật. Do đó phải thuê nhà ở gần chỗ làm cho anh em tôi tiện việc đi lại.

    Nhà thuê ở ngay giữa 2O căn, cả dăy đó toàn là cô đầu ở, mỗi tối đi làm phải đi qua những dăy nhà cô đầu khác, họ đều ăn mặc đẹp và ngồi ngoài cửa chào đón khách. Mang đồ nhạc đi làm vẫn phải qua nhà cac em...Khi cac em nh́n thấy chúng tôi là chạy ra đón cầm những đồ nhạc và nói là để cầm hộ cho, chúng tôi sợ quá, giằng đồ nhạc lại và chay mau đến Dancing. Tối nào cũng phải đi qua dẫy nhà cô đầu cho nên chúng tôi dấu đồ nhạc và chạy nhanh về nhà.

    Lại nói về thời kỳ Nhật , đang được thời th́ họ hống hách làm tàng ra oai, thật là khó chịu đáng ghét.

    Có một sĩ quan Nhật, mỗi lần hắn đến là phải chơi bài nhạc riêng của hắn, trước khi vào cửa đă nói bô bô, rồi giầy đi nện gót xuống đất cho kêu to để ra oai. Hắn ngồi vào bàn, gọi tất cả các vũ nữ ra ngồi ôm hôn hít và bao tất cả các bàn. Cũng có hôm, 1 tên sĩ quan Nhật khác đến trước ban nhạc tự rút kiếm ra rồi đưa lên đưa lên múa trên đầu, trước mặt ban nhạc, có những chậu cây kiểng, hắn chật lấy một cành nhỏ rồi chặt hết lá làm cây đánh nhịp, rồi cầm kiếm đâm thủng khoanh tṛn làm hư hết 2 mặt trống, hắn để kiếm trên bàn, cầm cây đánh nhịp và bắt ban nhạc phải chơi bài "China No Yuru " và phải chơi liên tục cho đến khi nào cho nghỉ mới được thoi, có vẻ tự đắc lắm. Cũng có hôm, co tên sĩ quan Nhật to lớn để râu quai nón trông rất dữ tợn, hắn từ ngoài cửa đi thẳng vào sàn nhẩy, đến chỗ có chậu cây lớn, tự ôm lấy chậu cây nhảy theo điệu nhạc, những khách nhảy xung quanh phải đi ra nhường chỗ cho hắn làm tṛ. Nhạc sĩ phải chiều theo ư chơi theo nhạc của họ .

    Mấy tháng sau anh em chúng tôi thôi ở Lucky Star chuyển sang làm ở dancing Moulin Rouge của chủ Tây Lai là Gauder, nhưng cũng phải chơi nhạc cho Nhật.V́ vậy anh em chúng tôi đă thuộc hơn 100 bài nhạc Nhật.

    Cùng thời gian đó có anh Woong Bong Phu ở bên Trung quốc mới tới Hà Nội để biểu diễn các tṛ Xiếc và các môn về sức khỏe, có người em của hắn cũng đi cùng để tŕnh diễn phụ với hắn. Họ cũng có nhiều tṛ hay, c̣n về sức khỏe như vật ḅ, cho ḅ nằm ngă ngửa; nằm dọc trên ghế, để miếng ván ngang qua bụng, ván dày khoảng 7 phân, chiều ngang 40 cm, chiều dài 6 thước, cho 20 người đứng lên trên ván, hai tay giơ lên để cho người em hăm 2 tay, chân đưa lên trời; c̣n tṛ làm 2 cái đu ṿng cũng khá hay...

    Thân h́nh của hắn trông to đêp cân đối.Chúng tôi xem và làm quen với hắn, c̣n nói chuyện về thể thao sức khỏe và chuyện xiếc th́ hắn thích lắm, hắn cho chúng tôi mấy tấm h́nh để làm kỷ niệm...

                                                                

Woong Bong Phu 1/5/1953                                                     Vật ḅ

                           

Đu ṿng                                                                                            20 người đứng trên và một người chống ngược

    Vẫn trong thời kỳ Nhật. Có một anh Tàu tổ chức thuê một ban nhạc và cac vũ nữ lên Chapa làm cho Nhật, trả lương cao, làm hợp đồng 6 tháng, bao ăn ở luôn với hotel. Tôi đi cùng với ban nhạc.Tỉnh Chapa, nằm trên núi cao 5000 m, cảnh đẹp vô cùng, luôn luôn có mây phủ và bay lướt qua người mát lạnh... Hàng ngày sáng sớm tôi dậy sớm tập thể dục, co thêm Ngọc Bích và một anh Tàu cùng tập, chạy bộ cách hotel ở chừng 1 cây số, nhièu lúc nh́n lại không thấy hotel đâu, v́ bị mây che phủ kín tất cả. Lúc bấy giờ là mùa đào đang chín cây, tha hồ ăn cả ngày, thường đến muà này họ hái mang về Hà Nội bán. Chúng tôi làm cho dancing được 4 tháng th́ trời mưa băo rất lớn, làm các đường xe ô tô và các nơi khác đều hư hại rất nhiều. Dangcing phải hủy bỏ giao kèo. Chúng tôi phải tự đi bộ về Yên Bái rồi chung nhau mở pḥng trà để sống tạm, c̣n các nhạc sĩ khác và vũ nữ tự túc đi bộ về Hà Nội. Thế giới lại lộn xộn việc Nhật đầu hàng, rồi quân đội Tàu qua Việt Nam tước vũ khí Nhật.Trước khi để quân Tàu giải giới. Quân đội Nhật đứng nghiêm và hô to để giao khí giới cho quân đội Tàu, nghe hô to quân lính Tàu hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.

    1945, quân đội Pháp vào lại Việt Nam... Có ban nhạc của Nga, chơi nhạc Dancing rất giỏi. Nhạc trưởng ban nhạc Nga có mời anh em tôi cộng tác với họ, từ 4 giờ chiều cho đến 7 giờ tại nhà hàng lớn ở Hà Nội là Taverne Royal. Chơi toàn nhạc classique và ăn cơm tây tại đó, rồi càng sang bên Dancing Ciros làm từ 9 giờ đến 12 giờ đêm, v́ làm hai nơi liền nên họ trả lương cao...

    Cuối năm 1945. Quân đội Pháp đánh chiếm Hải Pḥng. Ở Hà Nội bắt đầu hơi lộn xộn và rục rịch muốn tản cư.

    Nói về nhạc trưởng Nga, rất quí mến chúng tôi, v́ chúng tôi biết chơi nhạc classique và dancing. Một hôm ông ta mời anh em tôi đến nhà ăn cơm và đích thân làm mấy món ăn thuần túy Nga để mời chúng tôi. Khi ăn cơm xong hắn lấy tờ contrat ra để mời anh em chúng tôi làm thêm và c̣n tăng lương gấp đôi, tiếp theo cầm gói giấy bạc lớn nói là chúng tôi muớn vay bao nhiêu cũng được. Hắn nói nếu t́nh h́nh có lộn xộn th́ hai anh cứ mang gia đ́nh đến nhà hắn ở, v́ nhà hắn là villa lớn co hầm trú ẩn bằng đá rất chắc chắn và có thể chứa được mấy gia đ́nh ăn ở luon trong hai ba tháng...Và nếu hắn kéo cờ Nga th́ bảo đảm không c̣n sợ ǵ hết. Anh em chúng tôi mới nói là xin cám ơn ông đă có ḷng tốt ưu đăi, chúng tôi rất cảm động, vậy xin ông hiẻu cho chúng tôi và xin ông cho phép chúng tôi được nghỉ luôn...V́ chúng tôi là người Việt Nam, đă là người Việt Nam th́ ai cũng có ḷng yêu nước, một lần nữa chúng tôi xin cám ơn ông ...thật đáng tiếc. Khi ông ta nghe chúng tôi nói như vậy, mới đầu th́ cũng hơi tức giận, ngồi thừ người ra, rồi một lúc sau nguôi giận v́ biệt không thể giữ chúng tôi ở lại được. Ông ta mới noi là chúng tôi làm như vậy là phải. Đến khi chào bắt tay ra về th́ ông ta và chúng tôi đều bùi ngùi luyến tiếc.

    1946, hàng ngày vẫn nghe tiếng súng bắn ở xa gần, báo hiệu cho biết Pháp lại muốn chiếm lại Hà Nội. Anh em chúng tôi phải bỏ nhà và các đồ nhạc ở lại. Đi đến Quán Gánh là các trại của bố mẹ tôi ở gần đó, cách Hà Nội 16 cây số, gần hăng rượu Văn Điển.  Trong khi chúng tôi ở Quán Gánh được hơn 1 tháng th́ vẫn nghe tiếng súng nổ rất gần. Buộc ḷng anh em chúng tôi và cùng bố mẹ vội đi tản cư, bỏ hết tất cả trại, nhạc cụ và tài sản ...

    Chúng tôi lại tản cư đến Thanh Hóa, thấy rất đông vui, mới ở được vài hôm sắp có ư định mở pḥng trà th́ thấy họ bắt đầu phá thành để chuẩn bị chống Pháp. Chúng tôi lại phải rời đi Nông Cống cách Thanh Hóa 28 cây số. Tất cả gia đ́nh ở tạm đó th́ gặp một anh bạn là anh Giàng đang làm trưởng đồn điền café rộng 15 cây số vuông. Hắn mời tôi và vợ chồng Xuân Khuê đến ở, hắn lo hết...Chúng tôi đến ở Như Xuân, chỉ có tập thể thao , uống sữa ḅ, săn bắn chim v.v..Được mấy tháng rồi ở lâu cũng chán. Lại nghe đồn ở Phát Diệm đang đông và vui. Mấy anh em lại cùng đi Phát Diệm, đây là nơi của người Công Giáo rất vui và sầm uất, ở đó đă có 3 pḥng trà đang mở, một của Hoàng Trọng và hai pḥng trà khác. Chúng tôi sửa soạn để mở pḥng trà, t́m thuê một sân rộng , đóng sân khấu cao để cho ban nhạc, sắm mọi thứ để mở pḥng trà, có nhạc sĩ Đan Thọ cùng cộng tác thêm. Pḥng trà đặt tên là Lôi Tiên. Chúng tôi định chỉ mở chừng một tháng là kéo lại vốn. Khi bắt đầu mở, khách đến rất đông, mấy anh em bạn thân họ nói chơi cho vui là pḥng trà Ḷi Tiền... Mấy hôm sau th́ các pḥng trà nhỏ đ̣ng cửa dần. Làm được gần một tháng, bỗng một buổi trưa, ngoài phố lộn xộn, có tin một bọn Việt Minh trà trộn để đột kích ở Phát Diệm, người Công Giáo họ biết tin ngay, họ đuổi bắt, bọn Việt Minh sợ chạy trốn, rồi chạy vào sân pḥng trà, chui vào tủ, gầm giường, nhưng người Công Giáo đuổi đến tận nơi, rồi bắt hết. Chúng tôi nghe tin báo, ngay chiều hôm đó phải ra xem t́nh h́nh, rồi vội vàng thu xếp đồ đạc bán và cho hết.... Hôm sau chúng tôi vội vă từ giă Phát Diệm rời đi nơi khác. Lại nghe đồn là ở Đống Nam, họ đang buôn bán đông đảo rất vui.

    1947, chúng tôi di cư đến Đống Nam, đến một ngôi chùa lớn, anh em đến điều đ́nh với sư cụ chủ tŕ ở chùa đó, xin sư cụ cho phép chúng tôi được ở dăy nhà ngang tại chuà trong thời gian tản cư khó khăn. Sư cụ vui vẻ bằng ḷng cho mấy gia đ́nh chúng tôi được phép ở lại chuà. Bởi vậy chúng tôi coi đây là trụ sở nơi dừng chân nghỉ ngơi của chúng tôi... Anh em tôi lập ban nhạc đi lưu động đặt tên là Ban Âm Nhạc Lôi Tiên, đi tŕnh diễn khắp nơi rồi lại về chùa ở Đống Nam dừng chân nghỉ ngơi...

Xuân Khuê, Xuân Tiên, Xuân Lôi  -  Đống Nam 1948

    Ở Đống Nam chúng tôi có quen biết ông bà Trần Xuân Ky bán thuốc tây, có 2 người con trai là Trần xuân Kim 12 tuổi và Trần xuân Kính 11 tuổi, anh em Kim Kính đều thích ca nhạc và tập thể dục thể thao...Thấy chúng tôi chơi nhạc và tập thể dục, anh em Kim Kính xin chúng tôi dạy cho ca nhạc và thể dục thể thao, chúng tôi dạy cho họ ca nhạc thực hành và thể dục thể thao về sức khỏe gân tay. Khi ở Đống Nam có gặp nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt choi đàn violon về Classique rất giỏi.

Đỗ Thế Phiệt

Xuân Khuê, Xuân Lôi, Xuân Tiên   -   Đống Nam 1948

Ban Bích Hợp

Xuân Lôi, Phùng tử Lân, Bích Hợp, Xuân Khuê, Xuân Tiên

                                            

Bích Hợp  -  1952                                                                                 Hà Nội  -  1953

Ban nhạc trước hiệu ảnh Thủ Đô - Đống Nam 12-9-1949

Tường Vi, Xuân Lôi, Xuân Khuê, Xuân Tiên, Phùng Tử Lân, Paul Trí

    1949, chúng tôi ở Đống Nam một thời gian khá lâu. Ở đây họ buôn bán vẫn sầm uất vui vẻ. Bỗng có một máy bay bà già lượn chung quanh để hỏi thăm Đống Nam, họ bắn những tràng liên thanh và thả bom. Chúng tôi biết không yên, gia đ́nh anh em vội đến Thụy Anh ở ngay cạnh biển. Dân ở đó cũng đông lắm. Cảnh biển ở Thụy Anh rất đẹp. Dân chài lưới, đánh cá, họ sống cảnh thiên nhiên và b́nh thản. Tiếp đến lại nghe rất nhiều tiếng súng. Chúng tôi lại phải quay về Phủ Lư định Dinh Tề (tiếng lóng là về Hà Nội). Nhưng lúc đó tiếng súng vẫn nhiều và họ chặn đường không cho ai đi Phủ Lư, chỉ c̣n một con đường duy nhất đi được là Thái Nguyên. Khi đến Thái Nguyên th́ gặp bà Cát Thành Long, bà ta là một người nổi tiếng giàu có ở Hải Pḥng. Bà gặp gia đ́nh chúng tôi đến, có cả bố mẹ tôi, bà vui mừng lắm, bà c̣n mấy cái đồn điền ờ Thái Nguyên. Khi xưa bà cho người em trai bà là Thành đến xin làm con nuôi bố mẹ tôi từ hồi c̣n nhỏ, bởi vậy mới thân thiện và biết rỡ bà từ hồi đó, ở Thái Nguyên, bà c̣n đồn điền lớn , luôn luôn bà mời gia đ́nh chúng tôi đến ăn cơm thịnh soạn. Bà Cát Thành Long c̣n nuôi 10 anh bộ đội làm con nuôi, mỗi khi các anh bộ đội về thăm bà là bà đều cho ăn ở rất chu đáo và c̣n cho thêm mọi thứ cần thiết.

    Chúng tôi ở Thái Nguyên một thời gian, anh em chúng tôi không có đất dụng vơ, đành phải đến chỗ Văn Hóa Vụ là nơi của Việt Minh, trưởng ban là Hoài Thanh. Khi chúng tôi đến Văn Hóa Vụ th́ họ rất vui mừng tiép nhận anh em chúng tôi niềm nở. Trong ban Văn Hóa Vụ có: Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Văn Tân, Tố Hữu, Thế Lữ, Đào Duy Anh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đ́nh Thi, nhạc sĩ có: Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Tô Vũ, Nguyễn Hữu Hiếu, Canh Thân, Lê Hoàng Long, anh em chúng tôi có: Xuân Thư, Xuân Oai, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Xuân Khuê... Họ đối với chúng tôi rất tử tế và giao công tác cho từng người. Chúng tôi ở Văn Hóa Vụ cũng tạm ổn định.

Ban Nhạc 5 anh em chụp ở Đống Nam

Xuân Khuê, Xuân Thư, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Xuân Oai

    Bỗng có máy bay bà già của Tây đến thăm và vấn an Thái Nguyên và tặng cho những tràng đạn liên thanh. Văn Hóa Vụ phải rời đi Tuyên Quang, vào sâu trong rừng cách Tuyên Quang 70 cây số.Trong khi anh em tôi đi theo họ phải lội qua 5, 6 cái suối lạnh rợn người. Có những lúc đang đi trong rừng thi trời mưa to, có những con vắt nhỏ thấy có người đi qua nhảy xuống bám rất nhẹ để hút máu, h́nh thù nó giống con đỉa nhung chỉ dài có 2 phân. Khi qua đên khu rừng rậm rạp âm u thuộc tỉnh Tuyên Quang là nơi họ đă làm những nhà lá rất lớn để dạy học tṛ về đủ mọi bộ môn văn nghệ, ca nhạc, múa hát, kịch, chèo và vẽ... Ở trong rừng sâu không c̣n sợ máy bay đến viếng nữa.

    1950, có một hôm họ tổ chức ghi nhạc Chèo để có tài liệu lưu lại mai sau...V́ hồi đó chưa có máy magnetophone và cassette, bởi vậy họ mời tất cả các nhạc sĩ và các ca sĩ chuyên về hát chèo đến tập trung lại một nơi để ghi nhạc chèo, rồi mời một cụ tên Nít ngồi vào giữa hát thử một bài chèo để nghe trước, rồi cụ Nít hát câu thứ nhất cho các nhạc sĩ ghi, đến cáu thứ hai, thứ ba đến hết cả bài Chèo... Dồng thời tôi ghi xong trước nhất và đúng nhất. Hội đồng giám khảo thấy tôi ghi nhạc Chèo đúng quá và rất giỏi, đưa cho các nhạc sĩ xem. Rồi họ đồng ư là để cho tôi chuyên về ghi nhạc Chèo. Họ mời tôi lên một nơi đến một nhà cḥi tĩnh mịch để tôi ghi nhạc Chèo với cụ Nít và thêm có ông bà Năm Ngũ cũng hát Chèo gốc... Khi ghi xong mỗi bài nhạc Chèo là tôi đánh đàn và hát theo cùng với người hát, rồi lại ghi tiếp bài khác. Trong thời gian ghi nhạc Chèo đó, tôi đă ghi được hơn 30 bài nhạc Chèo... Sau này anh Tô Vũ mang hết tài liệu về nhạc Chèo cùng về Hà Nội để ở Viện Âm Nhạc.. Chùng tôi nhận dạy thổi sáo trúc và lư thuyết cơ bản về âm nhạc.. Mỗi khi có cuơc học hoặc cuộc vui nào là đả có ban nhạc anh em chúng tôi sẵn sàng...

    Tôi và Xuân Tiên lại nghiên cứu làm sáo 6 lỗ đến 10,11,12,13 lỗ... Mười ngón tay đều có chỗ bấm, làm thên lỗ là để cho có thêm nửa giọng, nếu bấm kiểu th́ khó và chậm, bấm nửa lỗ th́ tiếng kêu lúc bấm già bấm non không đúng tiếng mà c̣n câm tiếng...Sáo 10 lổ c̣n chơi được các bài tân nhạc và các bài ngoại quốc. Sáo 11 đến 13 lỗ c̣n chơi thêm được các giọng thấp cho hợp với các bài Việt Nam. Các loại sáo kiểu mới từ 10 lỗ đến 13 lỗ đă làm đủ các giọng là Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La, Si ... Văn Hóa Vụ đă công nhận và cho bằng khen là sáo Xuân Lôi, Xuân Tiên cải tiến năm 1950. Tôi c̣n làm thên các sáo nhỏ 6 lỗ là Picolo. Tôi và Xuân Tiên c̣n nghiên cứu làm loại sáo đệm để đệm cho ban nhạc chơi toàn sáo, thay thế cho các đàn đệm có hợp âm (Accord). Sáo đệm gồm có 16 ống sáo nhỏ,3 ống sáo to và dài, xếp lại giống Khèn của người thiểu số miền Thượng, khi chơi th́ đeo giây móc vào như kèn Saxophone. Cách xử dụng th́ bấm 3,4 nốt sẽ thành hợp âm... Tôi c̣n có ư định làm thêm đàn Violoncelle, đàn Xylophone, đàn Contrebass cũng chỉ bằng ống nứa. Nghiên cứu làm đàn contrebass bằng các ống nứa lớn đường kính chừng 8 phân, chiều dài khoảng 80 cm, có tất cả là 22 ống nứa, từ nốt Sol thấp đến nốt Sol cao, cách nhau 3 quăng 8. Các óng nứa treo vào các khung để ống, ḷ xo mắc ống nứa lên cao cách mặt đất độ 5 cm, lấy vải dầy hoặc thảm lót dưới đất, khi đánh th́ lấy tay ấn vào ống nứa, ống nứa đụng xuống mặt đất thành tiếng kêu rất êm, nghe hay có thể thay thế đàn contrebass được, sau đó đặt tên đàn này là Melobasse... Nhạc sĩ Tô Vũ và anh tôi Xuân Thư hợp tác viết một cuốn sách dạy về cách làm sáo và dạy về cách thổi. Nhà xuất bản Kuy Sơn Hà Nội ngày 1-11-1955, trong sách có nói đếncách tập thổi sáo như thế nào là phải nói đến sáo Lôi Tiên.

    1951, chúng tôi đi từ rừng Tuyên Quang về theo hướng đi Phủ Lư có cả đàn bà, trẻ con và dụng cụ nhạc thật là khó khăn và gian nan vất vả. Khi chúng tôi đến bờ sông để định sang sông đi Phủ Lư, th́ có mấy anh công an đến kiểm soát hỏi giấy tờ, th́ thấy nói là chúng tôi chuyển công tác đi khu Tư là Thanh Hóa. Họ biết ngay là chúng tôi định Dinh Tê về Hà Nội. Họ nhất định không cho chúng tôi sang sông. Trong lúc đang nói chuyện th́ có máy bay Tây bay lượn quanh bờ sông, tất cả đều chạy núp; khi máy bay đi rồi th́ bọn công an đă sang sông trước để đón kiểm soát ở con đường đi qua đến Phủ Lư. Chúng tôi sửa soạn để qua sông th́ có một anh đến nói với chúng tôi, hắn là tự vệ ở khu phố này mà bọn công an giữ không cho chúng tôi đi th́ hắn đă biết có chuyện rồi, hắn mới nói là để hắn giúp cho anh em tôi được về, v́ hắn thấy gia đ́nh chúng tôi và văn nghệ sĩ có cả đàn bà và trẻ con, hắn thương t́nh giúp cho gia đ́nh chúng tôi qua sôngvà gánh đồ về nhà hắn để giấu chúng tôi ở nhà hắn đến tối, luôn luôn ra xem bọn công an đă về chưa, thường lệ th́ 2 giờ đêm th́ bọn công an về, riêng tối hôm đó là dân gánh gạo tiếp tế cho công an, cho nên bọn họ phải gác đến 4 giờ sáng mới về, anh tự vệ vội báo cho chúng tôi đi gấp, bắt buộc phải đi ven qua bờ đê rồi tới Lâm Đại, khi đang đi th́ vẫn nghe tiếng súng rất gần, dến sáng sớm th́ đến Lâm Đại, anh ta đến nhà người bạn để gửi gia đ́nh chúng tôi tránh bọn công an, rồi anh tự vệ về. Chúng tôi phải cho hắn tiền gánh đồ đạc gấp đôi và cho luôn nhiều quần áo....Sáng sớm hôm sau công an đă đến Lâm Đại hỏi dân phố xem có biết gia đ́nh nghệ sĩ có đàn bà trẻ con đi qua không, th́ dân phố trả lời đều nói không có, không biết. Lâm Đại là vùng một nửa của Tây và một nửa của Viet Minh, gọi là vùng Tề...Chiều, anh bạn lại gánh đồ đạc dẫn chúng tôi đi đén Phủ Lư. Khi đến Phủ Lư thấy sáng sủa nhẹ nhơm, không khí vui tươi, dễ thở, chúng tôi vội đến hotel tắm rửa ăn uống, sáng sớm đang ăn th́ thấy một người từ trên gác đi xuống, nh́n kỹ là một anh bạn quen, gặp nhau mừng lắm, anh bạn hỏi có muớn nhắn ǵ ai ở Hà Nội không ? hắn sắp sửa đi Hà Nội. Chúng tôi nói là nhờ anh nói hộ cho chúng tôi là gia đ́nh Xuăn Lôi, Xuân Tiên đă về đến Phủ Lư, rồi anh nói với bố tôi đến đón chúng tôi ở Phủ Lư. Khi chúg tôi gặp bố mẽ th́ mừng rỡ biết bao. Đúng là trời giúp đă cho anh tự vệ và anh bạn dẫn cho chúng tôi thoát khỏi vùng Việt Minh...

    1952, tôi và Xuân Tiên nhận làm cho Dancing Văn Hoa ở Nam Định

Dancing Văn Hoa 1952

Đỗ Văn Ngọc, Xuân Tuấn, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Văn Bính, Lê Chuyên

Chúng tôi làm cho Dancing Văn Hoa được 3 tháng rồi thôi xin về Hà Nội.

1952 anh em chúng tôi lập thành ban nhạc, gọi toàn nhạc sĩ giỏi để hợp tác tự ḿnh làm chủ một nhà hàng lờn gọi là Dancing Le Coq d'or ở Hà Nội.

      

Le Coq d'Or - Canh Thân, Văn Cách, Đỗ văn Quy, Đỗ văn Ngọc
Paul Lành, Lê văn Bính, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Đinh văn Hoằng, Văn Yết, Nguyễn văn Ích


1953, Xuân Tiên vào Saigon trước để chơi nhạc cho các nhạc hội, phụ diễn tân nhạc tại cinéma Thanh B́nh đường Phạm Ngũ Lăo... Mấy tháng sau tôi cũng vào Saigon làm cho Dancing Kim Sơn, có cả Xuân Tiên, trưởng ban nhạc là Trần văn Lư... Để nói tiếp là khi Xuân Tiên đang chơi nhạc, có gặp nam ca sĩ Mai Trường, anh ta tập thể thao, to con và rất khỏe, khi nói về chuyện vật tay th́ anh ta đ̣i thử sức liền, hẹn vật tay với Xuân Tiên 3 lần, mới vật lần thứ nhất th́ Xuân Tiên được ngay, rồi đến lần thứ hai thứ ba Xuân Tiên vẫn thắng, mọi người đứng xung quanh xem đều vỗ tay hoan hô Xuân Tiên, lúc bấy giờ Mai Trường mới chịu phục Xuân Tiên. Từ đó các nghệ sĩ đều biết Xuân Tiên vật tay khỏe và Xuân Tiên nổi tiếng từ đó...

Mai Trường 1966

Mấy tháng sau Dancing Kim Sơn nghỉ đóng cử luôn. Họ phá nhà hàng lấy chỗ trống làm băi để xe ngựa. Tôi lại làm cho các Dancing Bồng Lai, Văn Cảnh, Mỹ Phụng, Kim Điệp v.v...Làm đài phát thanh Pháp Á, đài Saigon, đài Tiếng nói quân đội, đài Tiếng nói Tự Do v.v...
1954, tôi nhận 3 chương tŕnh của đài Saigon, mỗi tuần một lần, làm trưởng ban nhạc Xuân Lôi, ban nhạc chuyên chơi nhạc Jazz. Tôi nhận thêm làm 1 ban nhạc cho đài Tiếng nói quân đội, ban Hương Xa chuyên chơi nhạc ngoại quốc, hát lời Việt và hoà tấu, mỗi tuần một lần.


Ban nhạc Dancing Kim Sơn
Huỳnh Anh, a Chẻng, Châu Lồi
Xuân Tiên, Văn Út, Xuân Lôi


Ban nhạc Xuân Lôi đài Saigon 1958


Ban nhạc Hương Xa, Xuân Lôi trưởng ban, đài Tiếng nói quân đội 1957

 

Xuân Lôi, phi trường Lào 1953

1955, Đài phát thanh Tiếng nói Quân Đội tổ chức ban văn nghệ đi Lào dự hội chợ Tháp Luổng.

1956, Đài phát thanh Tiếng nói Quân Đội tổ chức ban văn nghệ đi Thái Lan biểu diễn ca nhạc

Nhặt Bằng, Xuân Lôi, Trung Úy Trường, Xuân Tiên và 2 cô người Phi mặc áo dài VN

1961, ban văn nghệ Đài Tiếng nói Quân Đội sang Phi Luật Tân biểu diễn văn nghệ ca nhạc để trao đổi nghệ thuật cùng các nghệ sĩ Phi Luật Tân.

       

Xuân Lôi và các nhạc cụ sử dụng Clarinette, Basson, Violon

             

     Ban Hoa Thời Đài 14-07-1968 do anh chị    Ban Tuổi Xanh do hai nghệ sĩ Phạm Đ́nh Sĩ và Kiều Hạnh phụ trách

    Phạm Mạnh Cương và Như Hảo phụ trách

 

Xuân Tiên, Xuân Lôi khi tản cư ở Đống Nam, 1948

Khi anh em chúng tôi vào Saigon 1953, co gặp lại Tiểu lực sĩ Lư Ngọc Long, anh ta rat vui. Lại noi thêm về chuyện vui vật tay, tại Đài tiếng nói quân đội, có một hôm chúng tôi đang làm việc để sửa soạn các nhạc cụ thu thanh, chợt co hai anh bạn của Vũ Huyến đến chơi, một anh là huấn luyện viên thể dục, cao to, bắp thịt tay rắn chắc, tên là Thành. Bấy giờ Vũ Huyến mới giới thiệu, anh Thành vật tay rất khỏe, muốn đến vật tay thử sức với chúng tôi... Nhưng lúc bấy giờ, chúng tôi mới ốm khỏi chưa lại sức, nên hẹn đến tháng sau ...Tháng sau, anh Thành và các bạn cùng đến. Xuân Tiên vật tay với anh Thành, vật 3 lần, lần đầu Xuân Tiên được liền, đến lần hai và ba Xuân Tiên đều được, biết là dư sức, Xuân Tiên lật ngửa tay chấp anh ta, rồi vật lại vẫn được như thường... Lúc ấy anh Thành mới chịu phục Xuân Tiên khỏe hơn nhiều, anh ta mời chúng tôi đi uống nước, nhưng từ chối v́ phải lên pḥng thu thanh cho các ban nhạc. Trong thời gian làm việc ở Đài quân đội, một buổi chiều, anh em chúng tôi đến chơi sân vận động Phan Đ́nh Phùng th́ gặp anh huấn luyện viên ở sân giới thiệu có Trần xuân Kim là tay chơi về đu ṿng rất giỏi và vật tay thi khỏe nhấ và được hết tất cả các thanh niên ở sân vận động. Chúng tôi nói tưởng ai chứ Trần xuân Kim th́ chúng tôi đă biết ở Đống Nam, lúc bấy giờ Kim hăy c̣n nhỏ, chúng tôi đă dạy cho Kim ca nhạc và cách tập thể dục đu ṿng. Cách thời gian hơn 10 năm mà bây giờ trông anh ta to đẹp, khỏe mạnh, khác hẳn lúc c̣n nhỏ ở Đống Nam. Khi gặp chúng tôi, Trần xuân Kim mừng lắm, xem anh ta biểu diễn đu ṿng thi thấy cũng có mấy kiểu khó và hay...Đến khi Xuân Tiên lên chơi mấy kiểu khó hơn và tôi lên chơi làm mấy kiểu khác nữa rất khó, toàn thể thanh niên trong sân đều vỗ tay hoan nghênh...

1967    Tôi làm cho nhà hàng Maxim's do Hoàng thi Thơ tổ chức, chương tŕnh ca vũ nhạc kịch theo lối quốc tế như: Casino, Muolin Rouge. Mỗi thang thay đổi chương tŕnh một lần, tôi điề khiển ban nhạc Maxim's.

Hoàng thi Thơ và Thúy Nga 29/01/1969

               

            Nhà hàng Maxim's 1967                                                La mi Nghiêm, A Chẻng, Chí Ḿnh, Barthelemi,
                                                                                                     Xuân Lôi, Lê Đô, Hoàng trung Vinh

1975    Đầu năm v́ t́nh h́nh căng thẳng lộn xộn, nhà hàng Maxim's đóng cửa. 30 tháng 4 miền Nam mất

1976    Công ty du lịch tổ chức văn nghệ ca nhạc, muá dân tộc để đón khách nước ngoài đi du lịch đến xem tại nhà hàng Rex mà họ đổi tên là khách sạn Bến Thành. Họ lập ban văn nghệ và mời tôi trong ban nhạc. Được ít lâu lại mở thêm Dancing. Thành phần ban nhạc gồm co 12 nhạc sĩ, họ mời tôi điều khiển ban nhạc Bến Thành.Làm cho Bến Thành được mấy tháng, ban Cải Lương Hồ Quảng Minh Tơ, trưởng ban nhạc là Đức Phú năn nỉ mời tôi sang chơi giúp cho ban Minh Tơ - v́ hắn thấy tôi biết chơi sáo ta và biết thông thạo về các điệu Hồ Quảng - Đức Phú năn nỉ tôi măi, tôi đành phải chơi giúp cho ban Minh Tơ trong thời gian 2 tháng. Khi chơi giúp cho Minh Tơ, bên Bến Thành lại thiếu kèn Saxo Alto, nên họ phải mời nhạc sĩ chơi kèn Saxo thế chỗ của tôi. Khi qua 2 tháng, tôi trở về làm lại Bến Thành, tôi đổi qua qua chơi Guitar Bass. Được một thời gian thi tôi lại chơi qua kèn Trombonne, trong ban nhạc lớn phần nhiều phải có kèn Trombonne. Những bài nhạc lớn có hoà âm đầy đủ, phần nhiều do bài bản của tôi mang ra.

Đồng thời tôi lại nghiên cứu sáng chế một loại đàn mới lạ. Vật liệu dùng các lon bia bằng sắt, cắt bỏ nắp, rồi úp ống lon ngược trên miếng ván co lót nỉ, rồi gơ tiếng kêu rất lạ, nhưng phải nghiên cứu cách sắp xếp khác với loại đàn thường, rồi xếp thành 3 hàng ngũ cung, đàn có 39 nốt, mỗi nốt cách nhau nửa giọng. Khi làm rất lâu. Kết quả âm thanh nghe lạ và rất xa...  Đàn được đặt tên là Xuanloiphone, làm xong ngày 20/07/1976. Để xử dụng các bài Ngũ Cung th́ rất hợp, chơi được các bài từ chậm cho đến nhanhmà đàn c̣n vuốt được, kể cả các bài Tân nhạc và nhạc ngoại quốc. Nhạc sĩ Y Vân mời xử dụng đàn này thu cho film hoạt họa... Một lần nhạc sĩ Cao Thanh Tùng đến xin tài liệu và chụp h́nh đăng báo Tin Sáng ngày 17/10/1979.

Đàn Xuanloiphone sáng chế 20-07-1976 Saigon